(still from Black Narcissus (1947) )
“Mai Tú có làm gì không?”
“Dạ mai con đi làm á mẹ.”
“Từ mấy giờ?”
*Giơ 9 ngón tay*
“Ôi, còn lâu! Sáng 7 giờ mẹ đi thi đó Tú.”
Mẹ tôi đã thông báo với tôi như thế trong khi tôi vẫn trong cơn ngái ngủ vào sáng thứ Sáu. Tôi không nói gì nữa, vì tôi đã biết về việc mẹ chuẩn bị thi đấu thể thao từ tận một tháng trước rồi.
Pickleball, một môn thể thao mới nổi
Mẹ chơi pickleball từ những ngày đầu tiên môn này đến Sài Gòn.
Pickleball là một môn thể thao có nguồn gốc từ Mỹ những năm 1960, kết hợp giữa sân cầu lông, một trái bóng trông giống bóng quần vợt (nhưng nhẹ hơn với độ nảy kém hơn), và vợt bóng bàn (nhưng phẳng và lớn hơn). Vì tính chất kết hợp này mà môn thể thao mới nổi trên bị xem như dành cho người không đủ sức khỏe để chơi quần vợt, không đủ sức bền để chơi bóng bàn, và không đủ dẻo dai để chơi cầu lông.
Đối với mình, có lẽ mẹ mình là một người như thế thật.
Từ nhỏ, mình chưa bao giờ thấy mẹ mình tập môn thể thao nào lâu dài. Hai mẹ con chủ yếu đi bộ ở công viên Tao Đàn, và thế là thế thôi. Có một hôm hai mẹ con đang đi thì thấy một cặp mẹ con khác đang chơi cầu lông rất vui vẻ, mẹ cũng bảo với mình “Để bữa nào mẹ mua vợt rồi mẹ con mình chơi nhé!” Mình nhớ mãi, nên lần nào đi bộ ở công viên mình cũng hỏi mẹ: “Mẹ ơi, chừng nào mẹ mua vợt cầu lông?”
Ừ thì mình lớn rồi mà vẫn chưa chơi cầu lông bao giờ.
Nhưng cũng qua ngần ấy năm, đây là lần đầu tiên mình thấy mẹ nghiêm túc với một môn thể thao đến thế. Mẹ ra sân mỗi ngày, mẹ mua nhiều quần áo tập, thậm chí mẹ còn treo bóng lên để có thể luyện tay tại nhà. Tóm lại là: mẹ mình cố gắng.
“Tú ơi, vậy mai Tú đi với mẹ nha!”
“Dạ… tới mấy giờ vậy mẹ?”
“Thì bắt đầu từ 7 giờ thôi.”
“Vậy con muốn về lúc nào cũng được đúng không ạ?”
“Ừ, mai Tú đi dạy debate hả?”
Debate, một môn ‘thể thao’ (?) ‘mới nổi’ (?)
Debate có tuổi đời lâu hơn pickleball rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam, tranh biện thi đấu cũng là một bộ môn tương đối mới. Với hình thức chia đội thành Ủng hộ và Phản đấu, debate thường bị xem như quá nhị nguyên cho một cuộc trao đổi thấu đáo, quá dữ dằn cho một phần thể hiện trước công chúng, và quá ít đọc sách cho một cộng đồng thường xuyên nói đạo lí. :p.
Có lẽ mẹ mình không biết những điều này — mình đã debate từ rất lâu trước khi mẹ mình bắt đầu tập pickleball rồi.
Trận đấu đầu tiên của mình là cách đây 10 năm, mình đã tự đăng ký tham gia một buổi thi debate tại trung tâm Anh ngữ một cách tình cờ. Đến ngày tranh biện, cô mời mẹ đến hội trường để mẹ có thể xem mình nói.
Mẹ mình rời đi trước khi cuộc thi bắt đầu. Mình không buồn vì mẹ không ở lại nghe — ngược lại, mình mừng vì mình đã nói rất vấp. Bài nói đó là bài nói đầu tiên của mình. Và trong 6 tiếng nữa, điều trước đây 10 năm chuẩn bị lặp lại — nhưng mình và mẹ đã đổi chỗ.
“Tú thấy mẹ mặc bộ này có được không?”
“Dạ được.”
“Tại ngày mai có giải Duyên dáng nên mẹ phải lựa đồ cho duyên dáng.”
“Sao đi thi mà mình không tập trung chuyên môn vậy mẹ”
“Thì mẹ làm gì đánh lại mấy người kia, phải tập trung vào thế mạnh của mình chứ.”
Phụ nữ thi đấu, và cách phụ nữ thắng
Mình luyện tập nhiều năm nhưng thật sự mình không chăm chỉ. Phần lớn giải đấu mình đi, mình không thắng chúng. Có nhiều lí do cho điều đó: đối thủ mạnh, chủ đề khó, giám khảo khắt khe, bản thân mình không đủ giỏi, vân vân và vân vân. Và đối với mình debate cũng chỉ quanh quẩn lại như thế — mình không để tâm nhiều đến việc giao lưu, ăn mặc, và các khía cạnh không-thi-đấu khác.
Nhưng mẹ mình thì khác. Mẹ mình rất cạnh tranh, nhưng lại cạnh tranh trong khoản ăn mặc khi lên sân, hoặc cách làm sao để ăn mặc cùng tông màu với đồng đội, và những buổi social hậu buổi tập. Ai cũng phải đồng ý rằng các khía cạnh không-thi-đấu của thể thao luôn là những phần ít áp lực và nhiều niềm vui hơn, nhưng từ đó chúng cũng ít có tính chuyên môn hơn.
Ta có thể thấy được chiến thuật vô cùng khác nhau giữa mình và mẹ:
Tú: tập trung vào những khía cạnh “cạnh tranh” của thể thao + bỏ ít sức lực
Mẹ: tập trung vào những khía cạnh “không cạnh tranh” của thể thao + bỏ nhiều sức lực
Điểm chung của 2 chiến thuật này đó là có lẽ mình và mẹ đều nghĩ rằng bản thân sẽ không bao giờ thắng ở những khía cạnh “cạnh tranh” do đó mình và mẹ bỏ ít sức lực vào chúng và/hoặc bỏ nhiều sức lực vào những khía cạnh khác. Điều này không có gì mới mẻ, bởi nữ giới đã luôn thể hiện kém hơn nam giới trong rất nhiều cuộc thi thể thao từ thể hình đến phi thể hình. Vậy làm sao để phụ nữ thắng?
Điểm chung của mình và mẹ: đó là tính bền bỉ và kiên trì. Nếu phụ nữ thường được xem như nên chọn sự an toàn, ít thử thách, thì việc ở lâu trong một ngành sẽ đáng lẽ ra là thứ phụ nữ làm tốt nhất. Việc không giỏi nhưng lại bền bỉ và gắn mình với một bộ môn đủ lâu cũng tạo cho người chơi một loại thẩm quyền không dễ để có được, đặc biệt với thể thao khi các trận đấu chủ yếu nhấn mạnh khả năng xử lí tình huống chốc lát mà mọi sự thông minh đều phải ngả mũ trước kinh nghiệm. 10 năm thi đấu một bộ môn ‘thể thao’ lệch chuẩn của mình cho phép mình hiểu được những nỗi lo của một người phụ nữ 50 lần đầu đi giải ở một bộ môn thể thao lệch chuẩn khác, dẫu — như mình đã nói — mình chưa cầm đến cây vợt một ngày. Còn mẹ: hiểu rõ mình không thắng, cô ấy vẫn có mặt, vẫn chuẩn bị nghiêm túc, vẫn cần một khán giả cho riêng mình bất kể lần đầu. I know for sure that her first match would be as sloppy as my first debate speech but i’d argue: grit is a kind of merit to women.
Thật ra còn thêm một phần nữa, nhưng mình lười quá rồi. :(
Thật ra bài viết này không có ý tưởng gì lớn lao, không có cấu trúc rõ rệt, không có lý thuyết hay thậm chí một thực chứng gì được thu thập nghiêm túc. Chẳng qua là bỏ cái substack này quá lâu rồi nên mình buộc bản thân phải freewrite đại một cái gì đó. Freewriting thôi mà cũng mất hơn 1 tháng mới underdevelop được từng này :))))) Thôi mong độc giả thông cảm và chúng tôi sẽ ráng hơn trong tương lai!
Tôi phải đi dạy debate đây…
Hoan’s takeover: NUNS
In the themes of grit and feminitity, I thought Tu’s writing pairs really well with the mastery production Black Narcissus (1947) about nuns.
A womanly signature of seclusion, yet persistent pursuit for a higher state of being. There’s this beauty that comes from enhancement and progression that couldn’t be found elsewhere in nuns. Admiration towards them often time are always warranted precisely as such.
In addition, to quote from the infinite for itself, Hegel’s Logic,
“Quantity is quality sublated”,
and that going back to the fundamental categories of dialectics,
there is no leap from quality (being excellence or not) to quantity (a measurable progress). We as humans often mistake it otherwise./
(still from Black Narcissus (1947))
(tự dưng nhớ đến câu thành ngữ đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, cũng chỉ về lượng và chất đó; giống y cô trong phim rung chuông không đồ bảo hộ nhiều lần, kiểu gì cũng ngã)